Thuộc tính vật lý WHL0137-LS

Ánh sáng phát hiện được từ Earendel đã được phát ra lúc 900 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn. Ngôi sao đã được xác định có độ dịch chuyển đỏ 62±01, điều này có nghĩa là ánh sáng từ Earendel tới Trái Đất 12,9 tỉ năm sau.[1][13][5] Tuy nhiên, do sự dãn nở của vũ trụ, vị trí quan sát được của ngôi sao hiện tại là cách xa 28 tỉ năm ánh sáng.[2] Ngôi sao xa nhất được phát hiện trước đây, MACS J1149 Lensed Star 1, có độ dịch chuyển đỏ 1,49.

Earendel có thể có khối lượng từ 50 đến 100 lần khối lượng Mặt Trời.[14] Do khối lượng lớn của nó, ngôi sao có khả năng đã nổ tung trong một vụ nổ siêu tân tinh (supernova) chỉ một vài triệu năm sau khi hình thành.[14][15] Nó có nhiệt độ hiệu dụng bề mặt khoảng 20.000 K (20.000 °C; 36.000 °F).[1] Earendel có khả năng là một ngôi sao quần thể III, có nghĩa là nó hầu như không chứa nguyên tố nào ngoài hydro và heli nguyên thủy.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: WHL0137-LS //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35354998 //doi.org/10.1038%2Fs41586-022-04449-y http://hubblesite.org/contents/media/images/2022/0... http://www.wikisky.org/?ra=1.62312&de=-8.4645&zoom... https://news.abplive.com/science/hubble-detects-ea... https://arstechnica.com/science/2022/03/hubble-pic... https://astronomy.com/news/2022/03/hubble-spots-th... https://www.latimes.com/science/story/2022-03-30/e... https://www.nature.com/articles/s41586-022-04449-y https://www.sciencealert.com/astronomers-have-dete...